HOTLINE 0982.789.125

Cho vay thế chấp hàng hóa, nhiều rủi ro cho ngân hàng

[08/12 23:57]

Cho vay thế chấp hàng hóa, nhiều rủi ro cho ngân hàng

Thủy Triều thực hiện
 
 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Ông Đặng Bảo Khánh.

(TBKTSG Online) - Nhân chuyện Công ty Trường Ngân vỡ nợ và 7 ngân hàng cho công ty vay đang giành nhau số hàng hóa là cà phê được đem thế chấp cho cả 7 ngân hàng này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Đặng Bảo Khánh, Tổng giám đốc Ngân hàng SeABank, về rủi ro khi cho vay thế chấp bằng hàng hóa.

TBKTSG Online: Xin ông cho biết một công ty có thể đem cùng một tài sản thế chấp ở nhiều ngân hàng?

- Ông Đặng Bảo Khánh: Điều này diễn ra thường xuyên. Ở đây như trường hợp Công ty Trường Ngân là vay nợ nhưng thế chấp bằng hàng hóa luân chuyển của công ty chứ không phải thế chấp bằng bất động sản có chứng từ rõ ràng. Loại hình thế chấp này khá rủi ro và SeABank cũng đã từng vướng vào những trường hợp như vậy, không chỉ cà phê mà còn nhiều loại hàng hóa khác.

Thông thường, các ngân hàng khi thẩm định hồ sơ vay của doanh nghiệp đều kiểm tra tại Trung tâm thông tin tín dụng về lịch sử vay của doanh nghiệp đó. Điều này không giúp giảm đi rủi ro cho ngân hàng?

- Không, ngân hàng chỉ kiểm tra được họ vay ngân hàng khác bao nhiêu, trả nợ ra sao, chứ tài sản thế chấp là gì thì không kiểm tra được. Chỉ có thể hỏi trực tiếp họ nhưng không thể kiểm chứng được họ có nói thật không. Ví dụ như doanh nghiệp cà phê, họ sẽ trả lời thế chấp ở ngân hàng khác cũng là cà phê nhưng là lô khác, vậy thì ngân hàng không thể kiểm tra được. Và như vậy khi quyết định cho doanh nghiệp vay thì chủ yếu là ngân hàng tin tưởng vào doanh nghiệp.

Nhưng lý do lớn nhất dẫn đến những sai sót như trường hợp Trường Ngân vẫn là do chủ quan từ phía ngân hàng, từ phương pháp nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa mà không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và quản lý một cách thận trọng.

Như vậy làm thế nào để giảm rủi ro cho ngân hàng?

- SeABank buộc phải siết lại điều kiện để cho vay, nhất là đối với cho vay mà tài sản thế chấp bằng hàng hóa. Chúng tôi siết chặt việc nhận hàng hóa làm tài sản thế chấp, chỉ để tại kho của ngân hàng, hoặc nếu kho của khách hàng thì phải là kho mà chỉ chứa riêng hàng của ngân hàng thôi, có biên bản xác nhận với nhau rõ ràng, có bảo vệ riêng doanh nghiệp trả tiền nhưng do ngân hàng cử tới. Nhưng nói chung, bây giờ ngân hàng rất hạn chế những khoản vay thế chấp bằng hàng hóa. 

Ngoài việc không biết được doanh nghiệp có đem lô hàng đi thế chấp nhiều ngân hàng hay không, thì việc kiểm tra chất lượng hàng hóa có đúng với những gì doanh nghiệp khai có phải là rủi ro cho ngân hàng?

- Đây cũng là một rủi ro lớn nhưng ngân hàng cũng không thể nào kiểm tra chặt chẽ được. Ví dụ doanh nghiệp thế chấp 1.000 tấn cà phê, mỗi bao cà phê 50 ký, vậy tổng cộng có 20.000 bao, làm sao kiểm tra từng bao được có phải cà phê thật hay không. Ngay cả Cafecontrol (Công ty giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu) cũng kiểm định theo kiểu xác suất chứ không thể kiểm định hết tất cả.

Các loại hàng hóa này nặng lắm, nếu ngân hàng muốn kiểm bao hàng để dưới cùng, nhưng doanh nghiệp sẽ năn nỉ đại loại như xin anh thông cảm, muốn kiểm bao hàng cuối cùng thì phải khuân hết các hàng phía trên ra thì nặng lắm, chúng tôi làm không nổi. Như vậy rồi cán bộ ngân hàng cũng cho qua, trong khi có thể các bao hàng phía dưới toàn vỏ cà phê, cây cối gì đó.

Do rủi ro như vậy nên chúng tôi cũng đang rất hạn chế cho vay với hình thức thế chấp này.

Xin cám ơn ông!

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Công ty TNHH Trường Ngân (chuyên xuất khẩu cà phê, có trụ sở chính ở Q.4, TP.HCM, kho hàng tại đường Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) đã đem 3.360 tấn cà phê trị giá 100 tỉ đồng đi thế chấp vay tổng cộng 600 tỉ đồng tại 7 ngân hàng.

Công ty đã vỡ nợ và số cà phê này bị cưỡng chế, và các ngân hàng đang tranh chấp số cà phê này. Tuy nhiên, ngày 5-6, TAND Q.4 lại có quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa Ngân hàng OCB và Công ty Trường Ngân, trong đó công nhận OCB có quyền yêu cầu phát mãi đối với toàn bộ tài sản bảo đảm nêu trên để thu hồi nợ.

Các ngân hàng khác như VIB, Techcombank, Ngân hàng Hàng hải (MSB)... cho biết đã gửi đơn tới Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm để xem xét lại toàn bộ nội dung bản án và hủy quyết định công nhận thỏa thuận của Ngân hàng Phương Đông (OCB) và Công ty Trường Ngân.



TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÀ PHÊ
LIÊN HỆ: 0982.789.125
TIN TỨC MỚI
Xem tất cả
Giá cà phê hôm nay
THÔNG TIN NGÂN HÀNG
  • Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNN (Agribank)
  • Tên: Trần Minh Vương
  • Số TK: 190 120 613 9041
  • Chi nhánh Bình Phú – 442 Trường Chinh, P13, Q.TB, Tp.HCM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Công ty TNHH Nhịp Điệu Thị Trường Toàn Cầu
  • MST : 031.123.7890
  • Địa chỉ : Phòng 14B3, Tòa nhà Phúc Yên, 31- 33 Phan Huy Ích, Phường 15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
  • Hotline : 0982.789.125
  • Email : info@cafevang.vn
Tuyên bố trách nhiệm: Các bài viết trên trang www.cafevang.vn chỉ là quan điểm cá nhân của (các) tác giả và khách hàng phải cân nhắc mục tiêu đầu tư và việc chịu rủi ro. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ mọi thông tin được đưa ra tại đây. Thành tích quá khứ không đảm bảo hoặc dự báo bất kỳ thành tích tương lai nào.