HOTLINE 0982.789.125

Nhận định thị trường ngày 22/7: Áp lực điều chỉnh sẽ diễn ra

[22/07 10:15]
Khó tăng mạnh

(CTCK FPT - FPTS) 

Xét về diễn biến trong phiên, chúng tôi cho rằng phiên 21/7 là phiên điều chỉnh chung của cả thị trường do phần lớn cổ phiếu bluechips trên hai sàn chìm trong sắc đỏ, các mã dẫn dắt trong giai đoạn tăng trước như CSM, DRC, PVS, PGS… đều đang phải chịu áp lực bán chốt lời khá rõ. Tuy vậy, điểm tích cực được ghi nhận là thanh khoản vẫn được giữ ở mức cao, đạt trên 2.600 tỷ đồng trên cả hai sàn.

Kết hợp với việc dòng tiền nội vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt xu thế, thì chúng tôi cho rằng diễn biến phiên 21/7 không quá đáng ngại do đây là phản ứng tâm lý bình thường của nhà đầu tư sau giai đoạn giá tăng trưởng mạnh bởi kỳ vọng kết quả kinh doanh 6 tháng lạc quan.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý là khả năng thị trường có thể tăng trưởng mạnh trong thời gian tới sẽ không được đánh giá cao do các nguyên nhân sau: (1) Các yếu tố vĩ mô vẫn chưa được cải thiện, rủi ro về biển Đông vẫn còn khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng; (2) quý III thường là mùa thấp điểm của thị trường với khả năng xuất hiện thông tin tốt về doanh nghiệp là thấp; (3) Các đợt IPO của các doanh nghiệp lớn như Vinatex, Vocarimex… trong thời gian tới đây có thể sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới dòng tiền.

Theo đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tại những ngưỡng nhạy cảm và động thái của khối ngoại, chiến lược giao dịch phù hợp sẽ là tranh thủ các thời điểm thị trường tăng mạnh để chốt lời và giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về tỷ lệ an toàn 50%, hạn chế mở ra các vị thế mua mới.

 

Thị trường vẫn có thể  tăng điểm

(CTCK Maritime Bank – MSBS)

Phiên giao dịch đầu tuần kết thúc với việc chỉ số VN-Index vượt qua mốc kháng cự tâm lý 600 điểm trái ngược với sự điều chỉnh của chỉ số HNX-Index. Áp lực bán tại vùng kháng cự 600 – 610 điểm của VN-Index là tương đối lớn. Tuy nhiên thanh khoản trên thị trường duy trì ở mức cao cũng cho thấy khả năng đà tăng điểm vẫn có thể tiếp tục.

Chúng tôi cho rằng, thị trường ngày 22/7 vẫn có thể tăng điểm với việc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò là lực đỡ chính. Chỉ số VN-Index muốn chinh phục được vùng kháng cự 600 – 610 điểm sẽ cần có một phiên giao dịch tăng điểm đồng loạt của các nhóm cổ phiếu với thanh khoản cao.

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân tại thời điểm hiện tại, đồng thời thực hiện giảm tỷ trọng đối với những cổ phiếu yếu kém.

 

Sẽ kiểm định các ngưỡng kháng cự mạnh

(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)

VN-Index chính thức vượt ngưỡng 600 trong phiên đầu tuần chủ yếu nhờ GAS ( 2,7%) và VNM ( 4,5%). Dù vậy, sắc đỏ mở rộng mạnh mẽ trên cả 2 sàn khi nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời trên diện rộng ở các ngưỡng kháng cự nhạy cảm về mặt kỹ thuật. Thêm vào đó, việc các tên tuổi lớn thuộc VN30 và HNX30 như DRC, CSM, PGD, LAS, VND, KLS công bố lợi nhuận suy giảm trong quý II cũng kéo theo làn sóng bán ra khá triệt để.

Khi KQKD đang được công bố dồn dập, thị trường sẽ phân hóa mạnh mẽ hơn do dòng tiền sẽ dịch chuyển sang nhóm doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận khả quan.

Về cơ bản, VN-Index chinh phục thành công ngưỡng kháng cự mạnh 600 điểm và thanh khoản đang được duy trì cao đang được xem là những yếu tố tích cực. Dù vậy, để xác nhận xu thế tăng, các chỉ số sẽ cần kiểm định lại các mốc kháng cự mạnh 600 điểm cho VN-Index và 80 điểm cho HNX-Index.

Do đó, để giảm thiểu rủi ro vào thời điểm hiện tại, nhà đầu tư có thể duy trì vị thế nắm giữ ở các mã có triển vọng lợi nhuận tốt nhưng chưa tăng nhiều; ngược lại, tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục khi đã đạt được lợi nhuận kì vọng. Các hoạt động mua mới nên được hạn chế.

 

Để ngỏ khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn

(CTCK Bảo Việt - BVSC)

Mặc dù VN-Index tăng mạnh về điểm số trong nửa đầu phiên giao dịch, nhưng đà tăng có phần thiếu tính thuyết phục khi thanh khoản  sụt giảm và dòng tiền thiếu sự lan tỏa trên diện rộng. Diễn biến điều chỉnh của HNX-Index đang phản ánh sát hơn diễn biến của số  đông các mã.

Tuy nhiên ở chiều hướng ngược lại, các nhịp giảm điểm diễn ra với thanh khoản thấp cho thấy mặc dù dòng tiền chốt lời đang chiếm ưu thế nhưng với áp lực bán không quá mạnh và đa phần cũng chỉ tập trung tại một số mã đã tăng nóng trong giai đoạn vừa qua.

Chúng tôi cho rằng, mặc dù xu thế  tăng trung hạn đã được xác nhận, nhưng cả 2 chỉ số đang để ngỏ khả năng sớm bước vào một nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên,  tương tự khi đi lên, nhịp điều chỉnh có thể sẽ diễn ra một cách phân hóa rõ nét giữa các  dòng cổ phiếu.

Các nhà đầu tư được khuyến nghị thực hiện chốt lời một phần với các mã đã tăng nóng và tái cơ cấu  linh hoạt sang các mã vẫn đang giằng co tích lũy. Các vị thế trung hạn đối với các mã cơ bản tốt có thể tiếp tục được duy trì hoặc tích lũy thêm khi giá cổ phiếu về lại các vùng hỗ trợ mạnh.

 

Thiếu thông tin hỗ trợ thực sự tích cực làm động lực tăng trưởng

(CTCK BIDV - BSC)

Thị trường có một phiên giao dịch đầu tuần chứa đựng bất ngờ khi tiếp tục chinh phục ngưỡng kháng cự tâm lýí 600 điểm sau khi phá thành công kháng cự 592 - 594 cuối tuần trước.

Nhóm cổ phiếu bluechips tiếp tục thể hiện tốt vai trò dẫn dắt thị trường, trong đó phải kể đến GAS, VNM và PVD. Mặc dù khởi đầu khá tốt, nhưng thị trường có một nhịp rung lắc với cường độ vừa phải vào cuối phiên khi lệnh bán được đẩy vào ồ ạt, khiến một số mã đầu cơ lộ giá sàn như FLC, AVF, BGM.

Chúng tôi đánh giá, nhịp rung lắc này chưa ảnh hưởng quá nhiều đến xu hướng vì (1) thị trường hồi phục trở lại và đóng cửa trong sắc xanh rất nhanh sau đó nhờ sự trợ giúp từ các mã có vốn hóa trung bình và nhỏ, và (2) các mã bluechips vẫn trụ khá vững trong nhịp rung vừa qua.

Trong quá trình test đỉnh của các chỉ số, việc xảy ra những nhịp rung lắc như trên sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Như đã đề cập ở báo cáo trước, chúng tôi có đôi chút bất ngờ về đà tăng của thị trường trong thời gian qua. Mặt khác, trong bối cảnh VN-Index đã quay trở lại được vùng đỉnh trước khi có sự kiện biển Đông, chúng tôi chưa nhận thấy những thông tin hỗ trợ thực sự tích cực làm động lực tăng trưởng cho thị trường trong giai đoạn sắp tới.

Động lực tăng trưởng chính cho đợt tăng vừa qua là kỳ vọng về KQKD quý II đã được phản ánh khá nhiều vào giá. Chính vì thế, mặc dù thị trường có thể tiếp tục tăng trong tuần này nhưng chúng tôi giữ quan điểm thận trọng với thị trường tại mặt bằng giá hiện tại.

Chúng tôi cũng lưu ý là trạng thái thị trường có thể sẽ bị xoay chuyển nhanh chóng tại vùng này. Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu nào thực sự nguy hiểm.

Do đó, nhà đầu tư an toàn có thể (1) chỉ giải ngân vào các mã có cơ bản tốt, có thông tin hỗ trợ và (2) xem xét đóng vị thế tại một số mã đã tăng khá. Nhà đầu tư ưa rủi ro có thể xem xét mở vị thế tại các mã midcap và penny chưa tăng giá nhiều trong thời gian qua.

 

Có thể áp lực điều chỉnh sẽ diễn ra

(CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS)

Tận dụng đà hưng phấn của phiên cuối tuần, ở phiên này có vẻ như nhà đầu tư đã có cố gắng đẩy chỉ số VN-Index tiếp cận với mốc 600 điểm nhằm tạo đà hưng phấn tiếp theo.

Vì thế một loạt các mã như GAS, VNM, VIC phiên 21/7 đều đồng loạt tăng mạnh. Nhưng cũng chính vì sự mất cân đối này đã khiến cho bên bán nhanh chóng bán ra và tạo áp lực lớn lên thị trường. Hàng loạt các mã cơ bản đã bị bán mạnh với số mã giảm gần 300 mã trong khi số mã tăng giá chỉ 146 mã.

Nhiều nhà đầu tư khá lo ngại rằng thị trường đã có dấu hiệu phân phối đỉnh, và mạnh tay bán ra cổ phiếu. Việc đạt đến mốc 600 điểm thực tế đã là quá thành công nhưng chúng tôi tin rằng phiên phân phối đó chưa diễn ra khi dòng tiền vẫn còn luân chuyển mạnh trên những cổ phiếu bluechips. Một điểm nữa là dòng tiền cũng vẫn chưa thực sự có sự dịch chuyển sang sàn HNX khi thanh khoản trên sàn này vẫn ở mức rất thấp.

Có thể áp lực điều chỉnh sẽ diễn ra khi chỉ số VN-Index đã đạt được mốc 600 điểm bằng việc sử dụng những cổ phiếu lớn. Chúng tôi cũng cho rằng ở một vài phiên tới áp lực sẽ tiếp duy trì và thị trường sẽ tìm cách để giữ mốc điểm này. Một vài phiên như vậy sẽ phân hóa hết số cổ phiếu cần bán, thanh khoản có thể sẽ lại tụt giảm xuống. Khi đó một đà tăng mới sẽ lại xuất hiện và lực đẩy chỉ số VN-Index sẽ khỏe hơn và tích cực hơn.

 

Có khả năng xuất hiện các phân kỳ tiêu cực

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)

Chúng tôi bảo lưu nhìn nhận xu hướng tăng với chỉ số đại diện VN-Index nhưng đồng thời lưu ý các rủi ro có khả năng làm suy yếu (hoặc thay đổi) xu hướng này bao gồm sự đi xuống của độ rộng thị trường và khả năng xuất hiện các phân kỳ tiêu cực.

Chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu đang có và thực hiện chiến lược “để lãi chạy” nhưng đồng thời lưu ý thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính và giải ngân ở những cổ phiếu “nóng” do rủi ro đánh đổi sẽ cao hơn lợi ích đạt được.

N.Tùng


TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÀ PHÊ
LIÊN HỆ: 0982.789.125
TIN TỨC MỚI
Xem tất cả
Giá cà phê hôm nay

Các tin liên quan khác

THÔNG TIN NGÂN HÀNG
  • Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNN (Agribank)
  • Tên: Trần Minh Vương
  • Số TK: 190 120 613 9041
  • Chi nhánh Bình Phú – 442 Trường Chinh, P13, Q.TB, Tp.HCM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Công ty TNHH Nhịp Điệu Thị Trường Toàn Cầu
  • MST : 031.123.7890
  • Địa chỉ : Phòng 14B3, Tòa nhà Phúc Yên, 31- 33 Phan Huy Ích, Phường 15, Q.Tân Bình, Tp.HCM
  • Hotline : 0982.789.125
  • Email : info@cafevang.vn
Tuyên bố trách nhiệm: Các bài viết trên trang www.cafevang.vn chỉ là quan điểm cá nhân của (các) tác giả và khách hàng phải cân nhắc mục tiêu đầu tư và việc chịu rủi ro. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ mọi thông tin được đưa ra tại đây. Thành tích quá khứ không đảm bảo hoặc dự báo bất kỳ thành tích tương lai nào.